Sự xuất hiện của tổ chức tự xưng mang tên Hội thánh Đức Chúa Trời gần
đây gây không ít xáo trộn trong đời sống người dân và khiến dư luận cả
nước vô cùng hoang mang, lo lắng.
Nhiều gia đình lục đục, ly tán bởi các tín đồ theo Hội thánh Đức Chúa Trời phải
nộp tiền dâng hiến, được chỉ bảo không nghe theo lời khuyên của gia
đình, xã hội; không thờ cúng tổ tiên; sẵn sàng bỏ nhà, bỏ học tham gia
các buổi nhóm họp.
Hải Phòng: Dân trình báo, công an xử lý ráo riết
Công
an huyện Thủy Nguyên cho hay từ đơn trình báo của người dân, lực lượng
trinh sát đã tích cực vào cuộc và phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ truyền
đạo trái phép của tổ chức Hội thánh Đức Chúa Trời.
Cụ
thể, trưa 21-4, Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành kiểm tra ngôi nhà
của bà Trần Thị Thu N. (xã Kênh Giang), phát hiện có sáu người đang tổ
chức sinh hoạt tôn giáo Hội thánh Đức Chúa Trời (Đức Chúa Trời mẹ) không
được sự cho phép của chính quyền địa phương. Lực lượng chức năng thu
giữ nhiều cuốn sách phục vụ truyền giáo không rõ nguồn gốc, một số khăn
trùm đầu, băng rôn, sổ sách ghi chép, 22 vỏ lọ nhựa.
Lực
lượng chức năng xác định người đứng đầu tổ chức truyền giáo là Nguyễn
Hoàng Trung (26 tuổi, trú huyện Tiên Lãng). Khi được mời về trụ sở UBND
xã Kênh Giang, Trung khai nhận là “đệ tử” của Trần Văn H. (33 tuổi, trú
huyện Hưng Nguyên, Nghệ An). Từ tháng 8-2017 đến nay, Công an huyện Thủy
Nguyên đã phát hiện, ngăn chặn sáu vụ truyền đạo trái phép của những
người đứng đầu tổ chức Hội thánh Đức Chúa Trời tại các xã Lâm Động, Hòa Bình, Tam Hưng, Kênh Giang, Lập Lễ.
Ngoài Thủy Nguyên, Hội thánh Đức Chúa Trời đã
lan tỏa ra nhiều quận, huyện ở Hải Phòng. Tối 13-3, lực lượng chức năng
huyện An Dương đã phát hiện, ngăn chặn một buổi truyền đạo trái phép
của tổ chức này tại khu đô thị PG (xã An Đồng) với tổng cộng 52 người
tham gia. Tính đến nay, tại các quận, huyện ở Hải Phòng, lực lượng chức
năng đã ngăn chặn 16 vụ truyền đạo trái phép.
Một buổi truyền đạo trái phép của Hội thánh Đức Chúa Trời tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ảnh: ĐỖ HOÀNG
Đà Nẵng: Cử tri lo lắng
Ngày
26-4, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có cuộc tiếp xúc cử tri quận
Hải Châu, Thanh Khê. Cử tri Nguyễn Quang Thanh (phường Thuận Phước) lo
lắng về vấn đề Hội thánh Đức Chúa Trời. Theo ông Thanh, vấn đề
tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là chủ trương nhất quán của Nhà nước
ta. “Đảng và Nhà nước ta lúc nào cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các
tôn giáo hoạt động theo đạo và đời. Nhưng không hiểu vì sao hiện nay có
một đạo lạ xuất hiện ở Việt Nam chúng ta, nó trải dài từ Hải Phòng tới
Bình Dương, TP.HCM làm cho một số phụ huynh băn khoăn, lo lắng. Đó là
đạo Hội thánh Đức Chúa Trời” - ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, có thể đây là một tà đạo vì tuyên truyền những hành vi quá khích, đập phá cả bàn thờ tổ tiên.
Ông
Thanh cho rằng cần có chế tài và quản lý chặt chẽ đối với hình thức
truyền đạo trái phép nói trên. Bên cạnh đó thì Mặt trận, chính quyền các
cấp cũng cần có phương tiện gửi đến các trường và tới tận từng tổ dân
phố để người dân yên tâm về cái này. “Như tôi biết thì hiện nay hình như
Đà Nẵng đã có rồi. Nhiều phụ huynh đang băn khoăn và lo lắng, nhất là
học sinh cấp III và sinh viên các trường đại học (ĐH). Tại các trường ĐH
có sinh viên nội trú thì nghe nói là họ đi từng nhóm, từng đoàn, họ tới
tuyên truyền vận động, không biết như thế nào mà ai cũng nghe” - ông
Thanh lo lắng.
Thanh Hóa: Nhiều văn bản khẩn chuyển đến cơ quan chức năng
Chiều 26-4, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM,
người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa, Đại tá Lê Trung Hiếu, cho biết
Công an tỉnh Thanh Hóa đang làm rõ các thông tin về việc Hội thánh Đức Chúa Trời hoạt động ở Ngọc Lặc, cũng rà soát thêm các thông tin có liên quan đến Hội thánh Đức Chúa Trời ở Thanh Hóa, sau đó công an tỉnh sẽ có thông báo cụ thể về sự việc này.
Cùng
ngày, ông Phạm Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa,
xác nhận thông tin về việc một số người đến địa bàn lôi kéo người dân
tham gia Hội thánh Đức Chúa Trời. Cũng trong khoảng thời gian
này, UBND huyện Ngọc Lặc đã có nhiều văn bản chuyển đến các cơ quan chức
năng liên quan gồm nội vụ, văn hóa, công an huyện nắm thông tin về sự
việc này, trong đó có một số văn bản mật không thể công bố. Ngoài ra,
cấp huyện cũng đã có văn bản chuyển đến UBND cấp xã rà soát các thông
tin có liên quan thời gian gần đây trên địa bàn. Sau khi rà soát cụ thể,
UBND xã sẽ có văn bản thông báo, khuyến cáo người dân về việc này.
TP.HCM: Ký túc xá cảnh báo toàn thể sinh viên
Trung tâm Quản lý ký túc xá TP.HCM đã ra thông báo cảnh báo tới toàn thể sinh viên về Hội thánh Đức Chúa Trời.
Văn bản nêu rõ: Sinh viên tại ký túc xá cần nâng cao nhận thức và cảnh
giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời
tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng
bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực, từ bỏ gia đình, công
việc.
Sau khi các trường ĐH đăng thông tin cảnh báo về việc có một nhóm người truyền đạo về Hội thánh Đức Chúa Trời, do đã được nhà trường cảnh báo, nhiều sinh viên bị lôi kéo gia nhập hội này đã từ chối thẳng.
Không chỉ ở công viên, những người truyền đạo của Hội thánh Đức Chúa Trời còn đến cổng trường ĐH, bến đỗ xe buýt, thậm chí họ còn vào tận ký túc xá, căn tin trường học để lôi kéo, truyền đạo.
Miền Tây: Cảnh giác cao độ
Thời
gian gần đây, nhiều trường ĐH và cao đẳng khu vực miền Tây đã có thông
báo cảnh báo sinh viên cẩn trọng với những người tự xưng là Hội thánh Đức Chúa Trời.
Đơn
cử như ngày 19-4, Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long đã có thông báo khẩn
gửi toàn thể cán bộ, phòng ban và đội ngũ học sinh, sinh viên tránh tiếp
xúc, tham gia Hội thánh Đức Chúa Trời.
Sau
đó, Trường ĐH An Giang, Trường ĐH Trà Vinh cũng lần lượt có thông báo
về việc cảnh giác các đối tượng lợi dụng vấn đề về tôn giáo để tuyên
truyền đạo trái phép trong học sinh, sinh viên, cụ thể là các đối tượng
tự xưng Hội thánh Đức Chúa Trời.
Liên
quan đến vụ việc, trong cuộc họp thông tin báo chí tháng 4 do Ban Tuyên
giáo Thành ủy Cần Thơ tổ chức, Đại tá Nguyễn Văn Thuận, Phó Giám đốc
Công an TP Cần Thơ, cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng rà
soát địa bàn, xác minh xem tình trạng trên có xảy ra hay không để qua đó
thông tin công khai và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để đề cao
cảnh giác, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo.
Tránh đánh đồng với các tổ chức Tin Lành nói chung
Hiện nay có một số nhóm mang tên Hội thánh Đức Chúa Trời, bao gồm cả các nhóm Tin Lành đã được chính quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Nhà
nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người
nhưng cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức
khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Do đó, các biểu hiện cực đoan của tổ chức mang tên Hội thánh Đức Chúa Trời
mà báo chí phản ánh cần được kiểm chứng và phân biệt với các nhóm Tin
Lành khác có tên gọi tương tự, tránh đánh đồng với các tổ chức Tin Lành
nói chung.
Tôi hoan nghênh tinh thần nhập cuộc,
phản ánh kịp thời của báo chí, đã giúp đưa thông tin liên tục trong thời
gian gần đây. Việc làm này đã giúp đưa tin tới rộng rãi quần chúng nhân
dân để chủ động cảnh giác, phòng ngừa, song tôi cũng lưu ý việc đưa tin
cần chính xác, tránh gây hiểu nhầm về sự tiêu cực của một tôn giáo cụ
thể nào đó.
Ông VŨ CHIẾN THẮNG, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ
NHÓM PV