Lịch nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2018
Lịch sử
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa. Ngày giỗ Hùng Vương đã được các triều đại phong kiến công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào línhTheo lịch nghỉ các ngày lễ, tết trong năm 2018 mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã công bố, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 liền 7 ngày, công chức, viên chức và người lao động sẽ tiếp tục được nghỉ vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương và ngày giải phóng miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5.
Theo đó, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, cán bộ, công nhân viên chức sẽ được nghỉ 1 ngày, nếu ngày giỗ Tổ trùng vào dịp cuối tuần thì sẽ được nghỉ bù vào ngày đi làm kế tiếp. Năm nay, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) rơi vào ngày thứ 4 (tức ngày 25/4 dương lịch) nên người lao động chỉ được nghỉ 1 ngày duy nhất.
Lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm 2018
Lịch sử ngày 30/4
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là Ngày 30 tháng Tư, Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước (tên gọi tại Việt Nam) hoặc ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ (Fall of Saigon) (cách gọi của báo chí phương Tây), hoặc Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoàiChiến tranh Việt Nam khi quân Giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn, tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Lịch sử ngày 1/5
Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ "Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!" Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.
Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ. Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Đặc biệt, ở Chicago, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm 4 người chết, hơn 70 bị thương và trên 100 người bị bắt.
Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... gây nên sự kiện thảm sát Haymarket năm 1886 tại Chicago, Mỹ. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các
Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), cán bộ công chức, viên chức sẽ nghỉ 4 ngày liên tục, từ 28/4 đến hết 1/5. Trong đó, ngày 28 và 29/4 là ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, ngày 30/4 và 1/5 là ngày nghỉ lễ.
Bộ
LĐ-TB&XH cũng lưu ý, các cơ quan thực hiện lịch nghỉ trên cần bố trí
sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục,
đảm bảo tốt công tác phục vụ nhân dân. Trường hợp các cơ quan không thực
hiện lịch nghỉ thứ bảy, chủ nhật hàng tuần sẽ căn cứ vào chương trình,
kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp.
Đối
với những người lao động không được nghỉ lễ do đặc thù công việc, đi
làm vào ngày lễ sẽ có quyền lợi là ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất
bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với
người lao động hưởng lương ngày.
Theo đó, đối với các đơn vị, cơ quan không thực hiện lịch nghỉ cố định 2
ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
yêu cầu các đơn vị cần căn cứ vào kế hoạch cụ thể của mình để bố trí
lịch nghỉ phù hợp.