Bong bóng cười là gì có nguy hại đến sức khoẻ con người không
Bong bóng cười là một trong những trào lưu đang được giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thịnh hành nhất hiện nay, họ coi đây là một thú vui dùng để xả stress. Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
Những quả bóng cười này được người bán bơm khí ga bằng một dụng cụ bơm chuyên dụng. Sau đó người mua sẽ cầm bóng để hít hà, khí hết cũng là lúc quả
bóng lép xẹp. Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác
phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.
Bóng cười có hại như thế nào?
Trông tưởng như bình thường, nhưng chơi và hít hơi bóng cười lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Được biết ở một số nước châu Âu, chất này là chất kích thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm.Khi hít bóng cười người chơi sẽ thấy sảng khoái cứ thế tuôn cười không thể kiểm soát được, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác, những đê mê về mọi thứ xung quanh.
Các bác sĩ trên thế giới cũng từng cảnh báo rằng, việc hít bóng cười hay khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nhất nếu lạm dụng là dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Hít khí này vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng.
Gọi là bóng cười vì quả bóng này không có tác dụng nào khác ngoài khả năng gây cười, cười nhiều và cười lâu. Chỉ cần hít hà bạn sẽ nhanh chóng cười, cười và cười không kiểm soát.
Theo Th.S-BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng Điều trị nghiện chất Viện
Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), gần đây viện tiếp nhận
các bệnh nhân còn rất trẻ, từ 17 - 20 tuổi, được gia đình đưa đến viện
do bị ảo giác sau khi hít bóng cười. Mới đây, một nam thanh niên 19 tuổi
được đưa vào Viện Sức khỏe tâm thần do xuất hiện ảo giác. Người thân
của bệnh nhân cho biết, ban đầu bạn trẻ này chơi bóng cười chỉ để vui
vẻ, giải trí nhưng gần đây mức độ dùng tăng lên liên tục; sau khi tăng
liều và hút thêm cần sa thì xuất hiện tình trạng cười ngả nghiêng cả tối
kèm những hành vi kỳ lạ nên người nhà phải cấp tốc đưa vào viện. Các
bác sĩ xác định bệnh nhân bị ảo giác.
Theo các bác sĩ điều trị, bệnh nhân bị ảo giác thường nhìn thấy
hình thù không bình thường, nghe thấy tiếng nói, âm thanh không bình
thường, các hình ảnh âm thanh đó chi phối họ, gây cười, khóc, hành vi
cảm xúc bị rối loạn theo ảo giác. Có trường hợp cứ tìm cách chạy trốn ai
đó, nguyên nhân do bị ảo giác, tự họ thấy có tiếng nói thúc giục phải
chạy trốn nếu không sẽ bị nguy hiểm…
Thuộc nhóm chất gây nghiện, tương tự heroin
|
“Khí cười là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu
hướng gây tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự
heroin”, chuyên gia về điều trị nghiện chất cảnh báo. Bác sĩ Hà cũng lưu
ý: “Khi vào cơ thể, khí này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần
kinh và tim mạch. Chỉ riêng cười quá mức, liên tục cũng đã có thể gây
ngạt. Chất này gây phấn khích khiến người dùng cười ngả nghiêng nhưng
nếu cười quá nhiều có thể gây thiếu ô xy, và nếu có bệnh đường hô hấp
thì rất nguy hiểm, có thể bị ngạt, suy hô hấp. Nguy cơ tử vong do biến
chứng về tim mạch, rối loạn nhịp tim cũng là tác hại của loại khí này”.
Dùng bóng cười gây hưng phấn vui vẻ, nên người ta có khuynh hướng
dùng lại để tìm cảm giác ấy, dần dần thấy thiếu và nhớ. Bác sĩ khuyến
cáo: “Khác với cười thật là do các tác nhân tích cực trong cuộc sống,
tạo nên tiếng cười sảng khoái, cười chủ động. Cười do chất kích thích từ
bóng cười thì do chất hóa học, không phải là niềm vui thực sự. Chất khí
cười tác động mạnh nhất đến hệ thần kinh, gây sảng khoái chỉ trong 2 - 3
phút. Lạm dụng khí cười thì sẽ phụ thuộc và nghiện, khi thiếu khí cười
dễ bị trầm cảm. Do đó, không nên giải trí bằng bóng cười”.
Bác sĩ cũng bày tỏ lo ngại thực tế, các bệnh nhân nhập viện không
đơn thuần chỉ sử dụng bóng cười mà còn các chất kích thích như rượu,
bia, cần sa và một số chất khác… Các chất này khi kết hợp với nhau thì
tác động cộng hưởng, mức độ kích thích tăng lên, tác hại càng lớn hơn,
việc điều trị do đó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Điều nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giác "phê" với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác "phê" mạnh hơn. Các em đã quen dùng khí cười để "phê" thì sẽ có lúc chơi thử bồ đà, thuốc lắc, "hàng đá"... Đến lúc nào đó sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích và rồi chắc chắn việc nghiện tiêm chích ma túy cộng với nhiễm HIV/AIDS sẽ đến cái chết.